KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT


Đời Diêu Tần, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn-văn ra Hán-văn
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.

 

PHẨM THỨ BẢY

 

KHUYẾN PHÁT NIỆM PHẬT và
ĐỌC TỤNG CHƠN NGÔN

PHẦN LƯU-THÔNG

 

Nầy Diệu-Nguyệt, trong thời Mạt-pháp, các kinh điển Đại-thừa đều diệt tận. Nơi cõi Nam Diêm-phù-đề nầy chỉ có kinh này tồn tại. 

Đức Phật A-Di-Đà cùng Ta (PHẬT THÍCH-CA), đều rộng lòng từ bi mà lưu trụ kinh này thêm TRĂM NĂM nữa. 

Hai vị Đại Bồ-Tát Quán-Thế-ÂmPhổ-Hiền đồng phát nguyện thủ hộ kinh nầy, và che chở những người niệm Phật, khiến những kẻ chống trái và các ác ma không thể làm nhiễu loạn bức hại được.


[


Khi KINH điển ĐẠI-THỪA đều bị DIỆT TẬN, thì KINH NIỆM PHẬT BA-LA MẬT còn “LƯU THÔNG Ở ĐỜI”  thêm  100 NĂM nữa, là do lòng TỪ-BI  của Phật và Bồ-tát PHÁT NGUYỆN thủ hộ TRUYỀN BÁ LƯU THÔNG bộ KINH nầy:

1)       PHẬT A-DI-ĐÀ

2)      PHẬT THÍCH-CA

3)      BỒ-TÁT QUÁN-THẾ-ÂM

4)     BỒ-TÁT PHỔ-HIỀN

Làm cho người niệm PHẬT (NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT) và  trì tụng CHƠN NGÔN ( BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI và VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHƠN-NGÔN) không bị những kẻ chống trái và các ÁC MA làm NHIỄU LOẠN BỨC HẠI được.


]


Đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn nhìn chúng hội đạo tràng, mà bảo rằng:

Nầy đại chúng, nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, hoặc về sau nữa, nếu có người nào thọ trì, đọc tụng, suy gẫm, biên chép Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật nầy, thì các ngươi phải biết người ấy trong vô lượng vô biên bất khả tư nghị kiếp lâu xa đã từng gặp gở, thân cận, cúng dường tôn trọng chư Phật. Người ấy vốn thật sự từ Bát Nhã Trí sanh ra, đời đời thực hành giáo pháp Như-Lai vô tận tạng.

Nầy đại chúng, nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, hoặc về sau nữa, nếu có người nào thoáng nghe qua Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật nầy, mà phát khởi tín tâm chắc thật, chẳng nghi sợ thì các ngươi phải biết người ấy ở trong vô lượng vô biên bất khả tư nghị kiếp lâu xa từng dũng mãnh phát Bồ-đề tâm, tu Bồ-Tát hạnh, không mỏi nhọc, và nơi chư Phật từng gieo trồng Giải-thoát-đức, Bát-nhã-đức, Pháp-thân-đức chẳng thể tính đếm, thí dụ được.

Nầy đại chúng ! Nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, hoặc về sau nữa, nếu có người nào tin nhận, ghi nhớ rõ ràng nghĩa thú của Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật nầy, rồi nương theo đó xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Dẫu một niệm, hai niệm, cho tới mười niệm hoặc nhiều lần của mười niệm thì các ngươi phải biết người ấy chắc chắn được Phật thọ ký, hiển phát năng lực của tánh không, tỏ ngộ tri kiến Như-Lai, và bước thẳng vào cảnh giới Thánh Trí tự chứng.

Nầy đại chúng, nếu các ngươi thấy người nào thọ trì kinh này, và thường xuyên niệm Phật, thì phải khởi lòng tôn trọng y như kính ngưỡng chư Phật vậy. Chớ nên móng tâm ngăn trở người thọ trì kinh nầy, chẳng được phơi bày lỗi lầm, sai trái của người niệm Phật.

Nầy đại chúng, nên biết rằng, vô lượng vô biên muôn ức na do tha vi trần số Hóa-thân và Ta khắp tất cả quốc độ trong mười phương, cũng đều giảng nói KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, cũng đều khuyến phát chúng sanh siêng năng niệm Phật. Tất cả chư Phật phân thân của Ta luôn luôn phóng đại quang minh nhiếp thọ và thủ hộ những chúng sanh niệm Phật, không bỏ rời.


[

PHẬT THÍCH-CA và PHÂN THÂN của NGÀI nhiều như VI TRẦN ở khắp 1o phương, đều giảng nói bộ KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT nầy, để NHIẾP-THỌ và THỦ-HỘ những chúng-sanh NIỆM PHẬT, KHÔNG BỎ RỜI.

Cho nên, ta thấy PHẬT THÍCH-CA MÂU-NI  “LƯU-THÔNG” bộ KINH nầy ở khắp 1o PHƯƠNG VI-TRẦN cõi nước, để THỦ-H chúng-sanh NIỆM-PHẬT, KHÔNG BỎ RỜI.

]


Lúc Phật dạy kinh nầy xong rồi, chư vị Đại Bồ-Tát ở mười phương, chư vị trưởng-lão Thanh-văn, như các ngài Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền-Liên, Ma-Ha Ca-Diếp ... cùng các Trời, Rồng, Dạ-xoa, nhân, phi nhân ... tất cả đại chúng đều rất hoan hỷ, thọ trì lời Phật dạy, ân cần đảnh lễ mà lui ra.

 

KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT

CHUNG


Comments

Popular posts from this blog