PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ
Dao Tần, Tam-Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La Thập dịch
Việt Dịch :
HT.Trí-Tịnh
THÔNG TỰ
Đức PHẬT THÍCH-CA khi xưa thuyết KINH không có phần THÔNG-TỰ và TÊN KINH.
Có PHẦN THÔNG-TỰ, gồm những AI tham dự PHÁP HỘI, Ở ĐÂU...là do ngài A-NAN y theo lời dạy của PHẬT mà thuật lại đúng những gì ngài đã NGHE THẤY (NHƯ THỊ NGÃ VĂN...)
Còn TÊN KINH thì ngài A-NAN y theo lời dạy của PHẬT trong PHẦN CHÁNH-TÔNG mà đặt TÊN KINH để cho người đời sau Y GIÁO PHỤNG HÀNH.
Thông thường thì khi PHẬT THUYẾT KINH XONG, thì Ngài XÁ-LỢI-PHẤT hay người ĐƯƠNG-CƠ phải thưa hỏi PHẬT “TÊN KINH, CÁCH THỌ-TRÌ và LƯU-THÔNG NHƯ THẾ NÀO?”
Nhưng vì đại chúng không “AI” biết CẢNH GIỚI CỦA KINH A-DI-ĐÀ nầy, cho nên chư PHẬT Ở 6 PHƯƠNG PHẢI LÀM CHÚNG ĐƯƠNG-CƠ cho PHẬT THÍCH-CA TỰ nói ra TÊN KINH là:
“ Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức
Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm KINH”.
KINH NẦY CÓ 2 BẢN DỊCH :
-PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ
(NGÀI CƯU-MA-LA THẬP DỊCH)
-XƯNG TÁN TỊNH-ĐỘ PHẬT NHIẾP THỌ KINH
(NGÀI HUYỀN-TRANG DỊCH )
LÀ VÌ NIỆM PHẬT (KINH A-DI-ĐÀ), THÌ THÀNH TỰU ĐƯỢC "NHIỀU" THIỆN-CĂN, CÔNG-ĐỨC, NHƠN-DUYÊN và ĐƯỢC CHƯ PHẬT HỘ NIỆM. TÊN KINH TUY KHÁC MÀ "Ý" VẪN NHƯ NHAU điều là:
“ Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức
Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm KINH”.
KINH VĂN:
Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Độc nước
Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội. Điều là
bậc Đại A La Hán mọi người điều quen biết, như là:
Trưởng lão Xá- Lợi- Phất, Đại Mục- Kiền- Liên, Đại Ca- Diếp, Ma- Ha Ca-
Chiên- Diên, Ma- Ha Câu Hy- La, Ly- Bà- Đa, Châu- Lợi- Bàn- Đà- Già, Nan-Đà, A-
Nan- Đà, La- Hầu- La, Kiều- Phạm- Ba- Đề, Tân Đầu- Lư- Phả- La- Đoạ, Ca- Lưu-
Đà- Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc- Câu- La, A- Nâu- Lầu- Đà, những vị đại đệ tử
như thế.
BỒ-TÁT CHÚNG
Và hàng Đại Bồ Tát, Văn- Thù- Sư- Lợi: Pháp- Vương- Tử, A- Dật- Đa Bồ Tát, Càn-
Đà- Ha- Đề Bồ Tát, Thường- Thinh- Tấn Bồ Tát, cùng với các vị Đại Bồ Tát như
thế
THIÊN, NHƠN CHÚNG
Và với vô lượng chư Thiên như ông Thích- Đề- Hoàn- Nhơn… đại chúng
cùng đến dự hội
BIỆT-TỰ
KINH VĂN:
Bây giờ Đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá- Lợi- Phất rằng: “ Từ đây qua
phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế
giới đó có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.
- Hỏi: Trong
Kinh Pháp Bảo Đàn, đức Lục Tổ bảo: "Người phương Đông tạo tội, niệm
Phật cầu sanh Tây Phương. Người Tây Phương tạo tội, niệm Phật cầu sanh về
cõi nào?" Như thế thì chỉ cốt làm sao diệt được tội, cần gì niệm
Phật cầu vãng sanh?
- Đáp: Đức Lục Tổ và các vị cao đức bên Thiền Tông đứng trên cương
vị truyền bá tông chỉ Duy Tâm, nên mỗi lời nói phải căn cứ theo chỗ
lập pháp của mình, đều chỉ ngay vào bản tánh, và đều lấy tâm làm chủ.
Ý Ngài muốn bảo: nếu tâm được thanh tịnh, thì tuy ở Ta Bà cũng tự tại giải
thoát; tâm không thanh tịnh dù ở Tây Phương vẫn bị khổ não luân hồi. Thật ra,
đối với người tu Tịnh Độ hiểu đạo lý, lời nói của Tổ chỉ có tác dụng khuyến
tấn, bảo phải niệm Phật đến chỗ tịnh tâm không còn chấp tướng; chớ
không phải bác sự niệm Phật cầu vãng sanh.
Đức Thích Tôn, chư Phật khắp mười phương, chư Đại Bồ Tát và chư vị Tổ Sư
đều khuyên niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Hai vị Tổ bên Thiền Tông ở Thiên Trúc
là Mã Minh, Long Thọ đều khuyên niệm Phật; và chính ngài Long Thọ đã chứng ngôi
Sơ Hoan Hỷ Địa, vãng sanh về Cực Lạc.
Nếu đức Lục Tổ quả thật có ý bài bác sự Niệm Phật, thì chẳng hóa ra
bài bác đức Thích Ca Mâu Ni, chư Phật, chư Bồ Tát, Tổ Sư, và cả hai vị
tiền bối trong tông của mình là Mã Minh, Long Thọ hay sao? Cho nên, nếu hiểu
lầm rồi đem lời này chê bai niệm Phật, chính là bài xích và gieo mối oan cho
đức Lục Tổ vậy.
Lại, hành môn nào cũng có lý và sự. Lời của đức Lục Tổ là nói về
lý, ngoài ra còn có sự tướng của đường tu, cần phải nghĩ đến. Ta thử
đặt lại câu hỏi: "Người ở ngoài đời tạo tội, vào chùa am xuống tóc, ăn
chay, giữ giới tìm nơi thanh vắng tu hành. Người ở chùa am tạo tội tìm nơi nào
để tu?" Nếu chỉ y theo lý mà bác như vậy, thì việc xuất gia đến
chùa am, ăn chay giữ giới, cho đến tụng kinh, niệm Phật, trì chú, tham thiền,
đều là lỗi lầm hết cả hay sao?
Pháp tu Tịnh Độ cũng thế, thật ra chẳng phải người Đông Phương do tạo tội
mới niệm Phật cầu sanh Tây Phương, mà niệm Phật cầu về Tây Phương chính là muốn
mượn thắng duyên tu hành, để mau chứng lên quả Vô Sanh giải thoát. Dù
người đã tạo nhiều tội, biết hồi tâm sám hối niệm Phật cầu vãng sanh, cũng là
vì muốn sớm thoát sanh tử, vẫn không ngoài mục đích này.
Còn người ở Tây Phương Cực Lạc cũng không tạo tội, bởi khi đã về cõi ấy,
trên có Phật Bồ Tát, dưới có các bậc thượng thiện nhơn, xung quanh mình tiếng
chim nói pháp, tiếng nhạc giảng kinh, không còn nhọc lòng lo đến vấn đề ăn mặc
ở và các sự đau bịnh, tai nạn, oán thù, đường đạo chỉ thêm tiến lên, đâu
còn có duyên gì để tạo tội?
Kết lại, câu nói của đức Lục Tổ nên hiểu chỉ là lời khai thị về lý tánh
thanh tịnh để khuyến tấn mà thôi, không nên nghĩ lầm đem nó để bác sự
tướng. Người niệm Phật nghe lời này, càng nên cố gắng niệm cho đến
trình độ tâm không, mới hợp với ý của Tổ.
Niệm Phật Phải Dứt Trừ Lòng Nghi
HT. THÍCH THIỀN-TÂM
Comments
Post a Comment